CÁC CÁCH LỰA CHỌN THỰC PHẨM AN TOÀN " TƯƠI NGON " GIÀU CHẤT DINH DƯỠNG CHO BÉ

Đăng lúc: 07:32:07 16/10/2023 (GMT+7)

Xuất phát từ thực trạng chung của đất nước, của xã hội ngày nay, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc, giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm đúng mực để cơ thể trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lí, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng.

          Lựa chọn thực phẩm là khâu quan trọng đầu tiên trong quá trình chế biến thức ăn. Lựa chọn thực phẩm không tốt không những ảnh hưởng đến bữa ăn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy nguyênliệu thực phẩm trước tiên phải an toàn tuyệt đối, tươi ngon, sạch sẽ và giàu dinh dưỡng.

          1.1. Đối với những sản phẩm có nhãn mác

          Với những loại thực phẩm được đóng gói sẵn, bạn phải kiểm tra sản phẩm bên trong có còn nguyên vẹn hay không. Nhãn mác phải thể hiện đúng thông tin của sản phẩm, nhà sản xuất, ngày sản xuất, lô sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần cấu tạo chính của sản phẩm và đặc biệt phải có ngày sản xuất và ngày hết hạn.

          Bạn nên chỉ nên chọn những sản phẩm có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng và còn hạn sử dụng. Còn đối với các sản phẩm chế biến sẵn bạn nên chú ý nên thành phần phụ gia và các chất bảo quản sử dụng để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn được an toàn nhất. Bên cạnh đó đối với những thành viên trong gia đình bị dị ứng với một số chất thì cần phải nghiên cứu thật kỹ thành phần của sản phẩm.

Cách chọn thực phẩm tươi ngon là nên chú ý nhãn mác về nhà sản xuất và hạn sử dụng

          1.2. Chọn thịt tươi ngon như thế nào

          Đối chọn mua được loại thịt tươi ngon nhất bạn nên quan sát thật kỹ màu sắc bên ngoài. Nên chọn những loại thịt có màu sắc đỏ sẫm hay đỏ tươi, vết cắt của thịt phải bình thường và khô ráo. Bạn nên tránh những loại thịt có màu hơi thâm, đen, xanh nhạt hay có màng nhầy ở phía bên ngoài. Bạn cũng tuyệt đối không nên mua những loại thịt có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi kháng sinh bất thường.

          Còn đối với những loại thịt được chế biến sẵn như thịt xay hay giò bạn nên mua ở những nơi có nguồn gốc rõ ràng và nơi bán phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn cũng không nên mua sản phẩm được che đậy trong tủ kín, có mùi hay màu sắc khác thường.

          1.3. Cách chọn rau củ quả

          Đối với các loại rau củ quả tươi ngon, giàu vitamin thì cách chọn thực phẩm sạch và an toàn nhất là quan sát bên ngoài bằng mắt. Bạn nên chọn rau củ quả tươi, còn nguyên cuống, không bị tình trạng dập nát, bị sâu hay đốm lạ. Không nên mua rau đã bị dập, héo úa, có mùi lạ hay có có kích thước bên ngoài khá bất thường.

          Khi chọn rau trong siêu thị thì nên chú ý đến nơi sản xuất và độ tươi của rau, còn khi mua ở chợ nên quan sát và chọn lựa thật kỹ các loại rau này. Dù mua ở siêu thị hay chợ trước khi chế biến bạn cũng nên ngâm với nước muối để tránh bị thuốc hay phân bón.

          1.4. Thực phẩm đóng hộp

          Đối với các loại thực phẩm đồ hộp tiện lợi bạn nên chú ý đến thời hạn sử dụng, chọn những hộp có 2 nắp bị lõm vào và khi gõ hộp sẽ có tiếng kêu thanh. Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh chọn những loại đồ hộp có vỏ ngoài bị phồng, bị móp hay biến dạng. Ngoài ra đối với những loại đồ hộp khi mở nắp mà có mùi lạ hay mùi hôi thì nên bỏ đi và không nên tiếp tục sử dụng chúng.

          1.5. Mua cá tươi ngon thế nào

          Để mua các loại cá tươi ngon bạn nên chọn những con cá đang còn sống và thở trong chậu hay bể. Nên chọn những con khỏe và còn nguyên vảy, còn nếu không còn sống thì cá và hải sản phải được bảo trong đá lạnh. Tránh mua các loại cá bị ươn hay có mùi lạ.

          Trên đây là những cách lựa chọn thực phẩm an toàn và đơn giản mà bố mẹ có thể áp dụng để lựa chọn các loại thực phẩm tươi ngon, đảm bảo dinh dưỡng cho bé.Chúc bố mẹ và bé sẽ có những món ăn ngon, bổ dưỡng và luôn có những giây phút ấm cũng, hạnh phúc bên gia đình.

                                                                                      Phạm Hương - CC Văn hóa - Xã hội

 

  
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc