Mối nguy hại của thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đăng lúc: 16:04:22 15/05/2023 (GMT+7)

Có thể nói từ lâu thịt lợn là món ăn chủ đạo chiếm 60% khối lượng thức ăn hàng ngày, hàng tuần của mỗi gia đình đặc biệt là những gia đình việt nam. Cũng vì nhu cầu ngày càng cao như thế. Nhìn thấy lợi ích trước mắt các chủ trang trại chăn nuôi tìm mọi cách để tạo ra nguồn cung ứng dồi dào trong thời gian ngắn hơn với chi phí sản xuất thấp hơn, tạo ra nhiều lứa lợn hơn phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Bằng nhiều cách khác nhau như nguồn giống, thức ăn, cách chăm sóc,...

     Dưới đây là một số vấn đề tôi sưu tầm được trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, hôm nay chia sẻ ra đây với mọi người nhất là các bà nội trợ để chúng ta có cách nhìn nhận đúng đắn hơn và có sự lựa chọn thông minh hơn. 

Như thế nào được gọi là thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Thịt lợn được gọi là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi nó đủ hai tiêu chí quan trọng: an toàn và vệ sinh.

          Trước hết ta nói về vấn đề an toàn thực phẩm. An toàn là bản thân chúng không chứa những chất nguy hiểm và nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đó chính là chất tồn dư của chất kháng sinh, của các chất hóa học độc hại mà con vật thu nạp vào thông qua quá trình ăn uống, khám chữa bệnh.

          Hiện nay, Thức ăn được sử dụng chăn nuôi lợn chiếm 60% là cám công nghiệp. Và hầu hết trong chúng có chứa trên 80 loại hóa chất khác nhau, phục vụ cho mục đích sử dụng khác nhau của người chăn nuôi. trong đó có Đồng sunfat, crom, chất tạo nạc, thành phần thuốc kháng sinh. . Phân tích một chút

          Tại sao ta luộc miếng thịt lợn đôi khi ta nhìn thấy nước có màu xanh nhờ nhờ. Đó là đồng sunfat còn tồn dư có trong miếng thịt., Cuso4 giúp con vật tăng trọng nhanh nguyên nhân là do khi ăn vào con lợn cảm giác như bị cào ruột và muốn ăn. Nhưng do ngày nào chúng cũng ăn,không thể tiêu hóa hết được tạo ra chất tồn dư. những chất tồn dư đó ngấm dần vào các thớ thịt. Khi chế biến, chất Cuso4 gặp nước tạo ra Cu(OH)2+H2SO4 là một chất kết tủa có màu xanh nhờ nhờ. Vậy Khi con người ăn vào sẽ như thế nào. Họ cũng có cảm giác cào ruột và muốn ăn và đây chính là nguyên nhân của việc tăng tỉ lệ những người mặc bệnh béo phì ở Việt Nam.

 

          Một chất nữa cũng rất đáng nguy hại và có tỉ lệ thành phần cao trong thức ăn chăn nuôi vừa được Các cơ quan chức năng của Bộ NNPTNT công bố. Chất này làm cho miếng thịt lợn luôn đỏ, tạo nạc và màu sắc đẹp nhưng cực kỳ độc đó chất vàng ô VAT Yellow_ một chất dùng trong công nghiệp dệt, nhuộm, giấy, xây dựng, không được dùng trong thực phẩm và có khả năng gây ung thư ở người

          Chất Salbutanol thuộc nhóm beta-agonist. Salbutanol là chất chỉ định dùng trong y tế để chữa bệnh hen suyễn nhưng với liều lượng rất nhỏ thực chất chất này là chất cấm trên thị trường vì gây hạy cho sức khỏe người tiêu dùng nhưng được các hộ chăn nuôi trang trại sử dụng như một chất tạo nạc và tăng trọng cho vật nuôi. Ngoài ra, các chất trong thành phần của thức ăn chăn nuôi để tạo nạc còn có Clenbuterol, Beta – Organist. ). Theo một số kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên môn thì có khoảng 30 – 40% thịt lợn bị nhiễm các chất tăng trọng, tăng nạc được phát hiện trên cả nước.

        Trong  những nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chất tránh thai có trong thành phần thức ăn chăn nuôi. Thành phần này làm cho vật nuôi có khả năng tăng trọng nhanh và hạn chế khả năng sinh sản. Đây có lẽ là một nguyên nhân quan trọng lý giải tại sao hiện nay tỉ lệ tình trạng vô sinh hiếm muộn ngày một gia tăng

          Bên cạnh đó thành phần tồn dư không hề nhỏ trong con lợn chính là thuộc kháng sinh. Tác hại của tồn dư kháng sinh là tạo ra những vi khuẩn kháng kháng sinh, làm mất hiệu lực điều trị của kháng sinh, Kháng sinh tồn dư còn gây độc, ví dụ tetracyclin gây bệnh về xương và răng ở thai và trẻ nhỏ. Kháng sinh tồn dư trong thịt gia súc hiện nay hầu như phổ biến bởi do sử dụng thức ăn bổ sung chứa kháng sinh không được kiểm soát. Và thời gian ngưng dùng kháng sinh để giết mỗ không được đảm bảo an toàn. Nhiều tồn dư kháng sinh như ampicilin…cao hơn tiêu chuẩn cho phép của châu Âu hàng nghìn lần, hoặc có loại kháng sinh như chloramphenicol nhiều nước đã cấm dùng nhưng vẫn có trong nhiều mẫu thịt.

          Một chất khác thường có trong thịt lợn được hình thành trong quá trình giết mổ. Hiện nay các hộ gia đình thường giết mổ theo phương pháp thủ công hoặc chích thuốc mê. Nếu sử dụng phương pháp thủ công làm cho con vật đau đớn, chất akrilalin hoặc Cortison được sinh ra và tăng cao trong máu làm cho con vật sợ hãi, tức giận, stress. Các chất này ngấm vào máu khiến cho thực phẩm không giữ được lâu và mất đi hương vị ban đầu. đặc biệt khi con người ăn và ngấm những chất này tạo cảm giác bực bội, tức giận, stress… về lâu về dài dễ dẫn đến tình trạng bị trầm cảm. Nếu quá trình giết mổ sử dụng thuốc gây mê tiêm trực tiếp vào con lợn kích thích hệ thần kinh, làm cho con vật mất kiểm soát và tê liệt. sử dụng biện pháp này rất nhanh, mất ít thời gian và công sức của người chế biến, tuy nhiên vẫn còn chất tồn dư. khi con người ăn vào, đặc biệt là trẻ nhỏ chất gây mê vẫn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thần kinh: trẻ em bị đơ đơ, không ngủ hẳn do hàm lượng ít, nhưng do tích dần tích dần mỗi ngày một ít, về lâu về dài ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, tâm sinh lý của trẻ nhỏ…

          Ngoài ra còn có các loại hoá chất tồn dư khác có thể là các kim loại nặng như chì, asen, thuỷ ngân, cadimi... do nguồn nước uống bị ô nhiễm… 

          Vệ sinh là thịt lợn phải đảm bảo sạch sẽ, theo tiêu chuẩn nhất định từ sản xuất, chế biến đến tay người tiêu dùng. Hiện nay vì mục đích kinh doanh nhiều hộ bỏ qua hoặc rất hạn chế về khâu sử lý vấn đề vệ sinh trong thực phẩm. khiến thực phẩm nhiễm bẩn, chứa các ký sinh trùng, nhiễm khuẩn…đặc biệt trong các khâu chế biến và bảo quản.

          Theo nghiên cứu mới đây có hai loại ký sinh trùng nguy hiểm thường có trong thịt động vật là giun bao (Trichinella) và sán dây (Taenia solium). Nếu chúng ta ăn thịt bị nhiễm giun bao do không nấu kỹ, trứng giun bao không chết vào ruột nở thành giun rồi qua vách ruột theo máu đi đến cơ, nằm lại ở cơ gây đau nhức cơ, có thể dẩn đến chết. Trứng sán dây cũng nằm trong cơ thịt động vật (thịt gạo), khi chúng ta ăn phải thịt này, trứng vào ruột sẽ nở thành sán trưởng thành bám chắc vào thành ruột, tranh giành các chất dinh dưỡng và làm cho chúng ta gầy yếu, bệnh hoạn. Các loại vi khuẩn nguy hiểm có trong thịt thường là: Salmonella, Campylobacter, E.coli,

Staphylococcus aureus, Listeria monocytogenes, Clostridiuum spp., virus đường ruột... Chúng có khả năng gây ngộ độc cho con người. Trong đó Có tới gần 70% các vụ ngộ độc thực phẩm là do nhiễm salmonella. Người ăn phải thịt nhiễm Salmonella sau 6-72 giờ có thể bị nhiễm bệnh với các biểu hiện như nôn, đau bụng, sốt, ỉa chảy và đau đầu. Với Staphylococcus aureus: thấy có trong thịt, trứng, sữa, gây nôn và có thể gây ỉa chảy, đau bụng; Riêng với E.coli gây viêm dạ dày-ruột, nặng có thể gây tử vong, nhất là đối với trẻ em và người già

          Còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực phẩm nói chung và thịt lợn nói riêng không đảm bảo được tính an toàn và vệ sinh. Đây cũng là mối lo ngại không hề đặc biệt là trong bối cảnh diễn biến phức tạp của thị trường thực phẩm hiện nay. Vì vậy, Để bảo vệ sức khỏe của gia đình và bản thân, không gì khác ngoài việc mỗi chúng ta phải là một người tiêu dùng thông thái, có kiến thức và kiên quyết nói KHÔNG với các nguồn thực phẩm bẩn.
                                                                                               Sưu tầm: Phạm Hương - CC Văn hóa

0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc